Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748)
Đoàn Thị Điểm là một Nữ sĩ được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp và tài văn chương. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn.

 


Đoàn Thị Điểm, sinh năm 1705. Quê ở làng Giai Phạm (sau đổi thành Hiến Phạm), huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Đoàn Thị Điểm là con của ông Đoàn Doãn Nghi (Hương cống hay còn gọi là Cử nhân dưới thời nhà Lê). Hiệu của bà là Hồng Hà nữ sĩ.

 

Ngay từ thuở nhỏ, Đoàn thị Điểm được học chữ như anh trai của mình (học đủ Ngũ Kinh và Tứ thư). Đoàn Thị Điểm còn được mẹ dạy nghề nữ công rất khéo léo. Đoàn Thị Điểm có tiếng là thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi nữ công, nên khi 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn mến tài văn chương, đức hạnh của bà và nhận làm con nuôi. Lúc đó Đoàn Thị Điểm ở nhà cha nuôi (tại phường Bích Câu, kinh thành Thăng Long).

 


Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (tranh minh họa).

 

Trong thời gian ở nhà cha nuôi Đoàn Thị Điểm có dịp đọc được rất nhiều sách quý trong kho sách của quan Thượng thư nên kiến thức của Đoàn Thị Điểm ngày càng thêm rộng mở. Tài nữ công của Đoàn Thị Điểm được các tiểu thư phường Bích Câu thời bấy giờ đều xin đến học tập. Ở nhà cha nuôi một thời gian ngắn, Đoàn Thị Điểm xin về sống cùng gia đình ở nơi cha dạy học (tại thôn Lạc Viên, huyện An Dương, tỉnh Kiến An, nay thuộc thành phố Hải Phòng), để chăm sóc cha mẹ và giúp chị dâu quán xuyến công việc gia đình.

 

Đoàn Thị Điểm 25 tuổi (năm 1729) thì cha mất, Đoàn Thị Điểm cùng mẹ và gia đình anh trai dời đến sống ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Khi đó bà đã viết tập sách Truyền kỳ tân phả. Tác phẩm Truyền kỳ tân phả là một tập truyện dân gian viết bằng Hán văn gồm có 6 truyện: Hải khẩu Linh Từ (Nữ thần chế thắng); Vân Cát thần nữ (Liễu Hạnh công chúa); An ấp liệt nữ (Phan Thị vợ thứ của Đinh Nho Hoàn); Bích Câu kỳ ngộ; Hoành sơn tiên cục; Nghĩa khuyển khuất miêu. Tác phẩm này được biên soạn rất công phu, nội dung viết về những người phụ nữ tài giỏi và tiết liệt.

 

Thời gian sau, anh của Đoàn Thị Điểm mất, một mình Đoàn Thị Điểm vừa dạy học, vừa làm thuốc nuôi gia đình và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.

 

Năm 37 tuổi (năm 1742), Đoàn Thị Điểm lấy chồng tên là Nguyễn Kiều (ông là Tiến sĩ). Nguyễn Kiều được cử đi sứ sang Trung Quốc 3 năm, trong thời gian này Đoàn Thị Điểm đã dịch ra quốc văn tập thơ Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn, văn chương trong tác phẩm này diễn tả sống động hình ảnh của nàng chinh phụ và là bản dịch đầu tiên của tác phẩm. Năm 1745 Nguyễn Kiều đi sứ thành công, về nước và được vua khen thưởng. Ít lâu sau, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An, Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng đến Nghệ An và ngày 11 tháng 9 (âm Lịch) năm 1748 Đoàn Thị Điểm đã mất tại Nghệ An.

 


 Lăng mộ Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm tại cụm 4, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

 

Sự nghiệp văn chương của Đoàn Thị Điểm nổi tiếng ở Thăng Long từ khi còn ít tuổi. Người đương thời còn truyền lại những mẩu chuyện hư cấu về tài đối đáp của Đoàn Thị Điểm với sứ giả Trung Quốc. Đoàn Thị Điểm cũng mở trường dạy học ở Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây), có rất đông học sinh và nhiều người đỗ đạt như Tiến sĩ Đào Duy Doãn. Hoàng giáp  Nguyễn Nghiễm cũng cho con đến học. Ngoài ra Đoàn Thị Điểm cũng là người phụ nữ đầu tiên viết truyện ngắn ở Việt Nam.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Trần Thái Tông (1218 - 1277) (13-03-2014)
    Bà Triệu (225-248) (07-03-2014)
    Cao Thắng (1864-1893) (16-02-2014)
    Nữ tướng Lê Chân (06-02-2014)
    Phan Huy Chú (1782 - 1840) (10-01-2014)
    Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (1044–1117) (23-12-2013)
    Vua Lê Thánh Tông (12-12-2013)
    Trần Quang Diệu(1760-1802) (03-12-2013)
    Trương Định ( 1820 - 1864) (25-11-2013)
    Nguyễn Huệ (1752 - 1792) (14-11-2013)
    Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784) (11-11-2013)
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802) (05-11-2013)
    Nguyễn Khoái  (28-10-2013)
    Tư đồ Trần Nguyên Hãn (04-10-2013)
    Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất  (30-09-2013)
    Bùi Thị Xuân (23-09-2013)
    Nguyễn Du (1766-1820) (17-09-2013)
    Tuệ Tĩnh (09-09-2013)
    Chu Văn An (03-09-2013)
    Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân. (26-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152864181.